Danh mục
Những điều cần biết khi xin phép xây dựng
Xin phép xây dựng nhà ở, sửa chữa hoặc cải tạo nhà ở là việc mà ai cũng sẽ có thể phải làm. Xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở như thế nào? bao gồm các thủ tục gì và có khó không? Cần xin giấy phép xây dựng nhà ở thì liên hệ ở đâu..??
1. Giấy phép xây dựng là gì?
+ Giấy phép xây dựng: Là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư/ chủ nhà để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình/nhà ở.
+ Giấy phép xây dựng tạm: Là giấy phép được cấp để xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo thời hạn thực hiện quy hoạch xây dựng.
2. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng?
+ Tại Sở Xây dựng: đối với những công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, công trình tôn giáo, di tích lịch sử, miếu đình, tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, công trình trên các tuyến, trục đường chính thành phố do UBND thành phố qui định.
+ Tại UBND quận, huyện: nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện.
+ Ban quản lý đầu tư và xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao: tất cả trường hợp xây dựng mới, công trình xây dựng tạm, sửa chữa cải tạo mà theo qui định phải xin giấy phép xây dựng trên phạm vi ranh giới khu đô thị, chế xuất, công nghiệp đó.
+ UBND xã: nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có qui hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã.
3. Thời gian xin cấp phép xây dựng là bao lâu?
+ 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
+ 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
+ Sau thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan cấp phép không cấp phép hoặc không có văn bản trả lời thì chủ nhà được khởi công xây dựng theo hồ sơ thiết kế đã nộp cho cơ quan cấp phép.
4. Khi nào cần phải xin phép xây dựng?
+ Xây dựng mới nhà ở riêng lẻ tại đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại nông thôn.
+ Sửa chữa, cải tạo nhà ở đang tồn tại có thay đổi về kiến trúc các mặt đứng, thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi quy mô công trình và công năng sử dụng.
5. Khi nào được miễn xin phép xây dựng?
+ Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới).
+ Sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong nhà ở không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình.
6. Vì sao chỉ được xây dựng nhà ở tạm?
Chỉ được xây dựng nhà ở tạm khi:
+ Nằm trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Chủ nhà phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng tạm hết hạn và không yêu cầu bồi thường đối với phần công trình phát sinh sau khi quy hoạch được công bố.
7. Gia hạn giấy phép xây dựng?
Trong thời hạn 30 ngày, trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hạn, nếu công trình chưa được khởi công, thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn một lần. Thời gian gia hạn tối đa không quá 6 tháng. Nếu hết thời gian gia hạn, chủ đầu tư chưa khởi công xây dựng thì phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.
8. Qui trình xin phép xây dựng như thế nào?
Qui trình xin phép xây dựng gồm:
B1. Lập hồ sơ xin phép xây dựng
B2. Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép xây dựng
B3. Cơ quan cấp phép xây dựng kiểm tra hồ sơ
TH1. Hồ sơ hợp lệ: Cơ quan cấp phép xây dựng ghi biên nhận và hẹn ngày khảo sát
TH2. Hồ sơ chưa hợp lệ: Cơ quan cấp phép xây dựng hướng dẫn bổ sung hồ sơ, thực hiện lại B1.
B4. Cơ quan cấp phép xây dựng đóng dấu bản vẽ và cấp giấy phép xây dựng.
B5. Trước khi khởi công xây dựng 7 ngày, Chủ nhà gửi thông báo ngày khởi công đến cơ quan cấp phép và UBND cấp phường/xã
9. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng gồm:
+ Đơn theo mẫu: 01 bản chính
+ Giấy CNQSHNỞ và QSDĐỞ hoặc giấy CNQSDĐ (Kèm theo bản vẽ hiện trạng): 01 bản sao có thị thực.
+ Bản vẽ thiết kế: 02 bản chính.
Mỗi bộ bản vẽ gồm:
a) Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất;
b) Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình;
c) Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực);
Lưu ý: Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250 m2, dưới 3 tầng và không nằm trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì chủ nhà được tự tổ chức thiết kế xây dựng và tự chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận.
Bài viết liên quan
- Xin giấy phép xây dựng năm 2019: trình tự, thủ tục và những điều cần biết21/11/2024
- Nghị định 59-2015 Quản lý dự án đầu tư xây dựng21/11/2024
- Thủ tục cấp Giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới21/11/2024
- Toàn bộ thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng năm 201721/11/2024
- Các loại giấy tờ đất cần thiết để xin phép xây dựng21/11/2024
- Nghị định 46-2015 Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng21/11/2024
- Hướng dẫn hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ21/11/2024
- Quy định mới cấp giấy phép xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh20/11/2024
- Thư viện văn bản, nghị định xin cấp phép xây dựng và thiết kế quy hoạch20/11/2024
CTY TNHH TƯ VẤN - THIẾT KẾ - XÂY DỰNG Xuyên Trường
Website: xinphepxaydung.info
ĐC: 249/32 Vườn Lài, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, Tp. HCM